Check domain

Website miễn phí

- Mẫu website đẹp, đa dạng, chuyên nghiệp.
- Chức năng đáp ứng tốt nhu cầu.
- Quản lý dễ dàng.
Bàn giao website chỉ trong 48h !

Hỗ trợ trực tuyến - 5mtech

hotline - 098.688.32.68 098.688.32.68
Đăng bởi 18 Tháng 10 2011 Danh mục Kiểm tra tên miền
Trước khi bạn lựa chọn cho mình một tên miền phù hợp, bạn cần biết một số quy định đối với tên miền sau đây:
  • Tên miền không được vượt quá 63 ký tự (đã bao gồm phần .com, .net, .org, .info).
  • Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu (-). Khoảng trắng và các ký tự đặc biệt khác đều không hợp lệ.
  • Không bắt đầu hoặc kết thúc tên miền bằng dấu (-).
  • Tên miền của bạn không cần bắt đầu bằng http:// hoặc www hay http://www.

"Hãy giành lấy thương hiệu trước khi quá muộn"


Đăng bởi 18 Tháng 10 2011 Danh mục Bảng giá tên miền
Đăng ký Tên miền với 5MTech bạn sẽ có được:
  • Được tư vấn chọn lựa tên miền phù hợp.
  • Được toàn quyền sử dụng tên miền trong thời gian sở hữu.
  • Dễ dàng quản lý nhiều tên miền với chỉ 1 tài khoản đăng nhập
  • Có control panel riêng để tự quản lý các tên miền.
  • Được bảo lưu tên miền 30 ngày kể từ khi tên miền của bạn hết hạn, trong thòi gian 30 ngày này bạn có thể làm thủ tục gia hạn bất cứ lúc nào mà không sợ tên miền của bạn bị người khác đăng ký mất.
  • Được hỗ trợ miễn phí mọi vấn đề liên quan đến tên miền 24/7.
  • Chuyển đổi máy chủ (DNS) nhanh chóng và dễ dàng.
  • Tên miền cho phép tạo Name Server hoàn toàn miễn phí.
  • Miễn phí dịch vụ Privacy Protection.
» Tư vấn chọn lựa tên miền (domain)
» Kiểm tra tên miền (domain)
 
Bảng báo giá Dịch vụ tên miền (domain)
Tên miền Việt Nam Phí cài đặt Phí duy trì hàng năm Ghi chú
.vn
450.000 VNĐ
350.000 VNĐ
600.000 VNĐ
480.000 VNĐ / năm  
 
.com.vn / .net.vn / .biz.vn
450.000 VNĐ
350.000 VNĐ
480.000 VNĐ
350.000 VNĐ / năm  
 
.gov.vn
450.000 VNĐ
200.000 VNĐ
480.000 VNĐ
200.000 VNĐ / năm  
Chỉ dành cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, địa phương.
.edu.vn
450.000 VNĐ
200.000 VNĐ
480.000 VNĐ
200.000 VNĐ / năm  
Chỉ dành cho các trường học, tổ chức giáo dục.
.org.vn / .info.vn
.pro.vn / .health.vn
450.000 VNĐ
200.000 VNĐ
480.000 VNĐ
200.000 VNĐ / năm  
 
.name.vn
450.000 VNĐ
30.000 VNĐ
480.000 VNĐ
30.000 VNĐ / năm  
 
Thay đổi DNS tên miền Việt Nam 180.000 VNĐ    
Tên miền Quốc Tế Phí cài đặt Phí duy trì hàng năm Ghi chú
.com / .net / .org / .biz / .info
220.000 VNĐ  / năm   Tên miền phổ biến
.us 210.000 VNĐ / năm   .us : Tên miền Mỹ
.eu 310.000 VNĐ / năm   Tên miền khu vực Châu Âu
.asia 370.000 VNĐ / năm   Tên miền khu vực Châu Á
.cn 470.000 VNĐ / năm   Tên miền Trung Quốc
.tw 860.000 VNĐ / năm   Tên miền Đài Loan (Taiwan)
.in 340.000 VNĐ / năm   Tên miền Ấn Độ (đăng ký từ 2 năm)
.ws 240.000 VNĐ / năm   4 ký tự trở lên
.cc 630.000 VNĐ / năm    
.co 730.000 VNĐ / năm    
.tv 840.000 VNĐ / năm   Tên miền Ti Vi
.tel 310.000 VNĐ / năm    
.mobi 420.000 VNĐ / năm   Tên miền MoBi
.me 560.000 VNĐ / năm    

Lưu ý: Giá trên chưa bao gồm 10% VAT
Đăng bởi 14 Tháng 10 2011 Danh mục Tin tức
Các giai đoạn trong vòng đời của tên miền. Bài viết này giúp quý vị hiểu được vòng đời của một tên miền quốc tế - qua đó sẽ có khái niệm rõ ràng hơn trong việc đăng ký, mua bán tên miền vàbảo vệ tên miền của mình.

 
1.Available
Giai đoạn này tên miền chưa được ai đăng ký. Bạn có thể đăng ký tên miền với điều kiện tên miền hợp lệ.

Tên miền hợp lệ phải có điều kiện gì?

1. Chỉ có thể bao gồm chữ cái, chữ số hoặc dấu -
2. Chiều dài tối đa của tên miền là 64 ký tự
3. Ví dụ:
* abcxyz.com
* 38681888.com
* alo123.net
* call-me-123.net
* …

2.Registered
Giai đoạn này là tên miền đã được đăng ký, tên miền có thể được sử dụng làm tên website, e-mail, …
Giai đoạn này kéo dài từ 1 – 10 năm.

3.Expired
Thời điểm hết hạn của tên miền

4.Auto-Renew
Giai đoạn này có thể hiểu là giai đoạn tên miền đã hết hạn, nhưng vẫn có thể cứu được tên miền.
Thường giai đoạn này DNS sẽ bị Registrar đổi nên website, email thường bị gián đoạn hoạt động. Mặc dù thông tin quản lý tên miền vẫn còn giữ nguyên.
Thời gian này là thời gian có thể gia hạn tên miền để tên miền quay lại giai đọan Registered
 
Tại sao 0 – 45 ngày?
Giai đoạn này có thể giản từ 0 – 45 ngày, do ICANN quy định. Registrar có thể dựa vào đó để ấn định con số ngày cụ thể.
Thường các Registrar ấn định thời gian giai đoạn này là 40 ngày.

5.Redemption
Giai đoạn này có thể coi tên miền đã chết, toàn bộ thông tin quản trị của tên miền đã bị xoá, mọi hoạt động dựa trên tên miền (web, mail, …) đều bị chấm dứt.
Tên miền có thể cứu bằng cách liên hệ trực tiếp đến Registrar để yêu cầu chuộc tên miền, chi phí phải trả = phí chuộc + phí gia hạn tên miền tối thiểu 1 năm
Chi phí phải trả = phí chuộc + phí gia hạn tên miền tối thiểu 1 năm
Giai đoạn này kéo dài 30 ngày.

Phí chuộc? Phí gia hạn?
  • Là phí trả cho Registrar để chuộc lại tên miền đã vào trạng thái Redemption
  • Tuỳ thuộc vào quy định của Registrar mà phí chuộc có thể là: 100, 120, 140, 175, 200$, …
  • Sau khi chuộc được tên miền, tên miền cần được gia hạn từ 1 – 10 năm để quay lại trạng thái Registered.
6.Pending Delete
Giai đoạn này tên miền đã chết hoàn toàn, không có khả năng cứu.
Thời gian kéo dài 5 ngày

7.Released (Available)
  • Tên miền trở về trạng thái ban đầu Available, chờ được đăng trở lại. Bắt đầu một vòng đời mới.
  • Tên miền có giá trị rất dễ bị mất vĩnh viễn
  • Tên miền có lượng truy cập nhiều thường được các bộ máy săn tên miền “quan tâm”.
  • Khi tên miền vừa Release mà chủ tên miền không kịp đăng ký lại thì sẽ bị bộ máy kia sẽ nhanh tay đăng ký trước.
Đăng bởi 13 Tháng 10 2011 Danh mục Tư vấn lựa chọn
Mục đích chính của tên miền là để cung cấp một hình thức đại diện, hay nói cách khác, dùng những tên dễ nhận biết, thay cho những tài nguyên Internet mà đa số được đánh địa chỉ bằng số. Cách nhìn trừu tượng này cho phép bất kỳ tài nguyên nào (ở đây là website) đều có thể được di chuyển đến một địa chỉ vật lý khác trong cấu trúc liên kết địa chỉ mạng, có thể là toàn cầu hoặc chỉ cục bộ trong một mạng intranet, mà trên thực tế là đang làm thay đổi địa chỉ IP. Việc dịch từ tên miền sang địa chỉ IP (và ngược lại) do hệ thống DNS trên toàn cầu thực hiện.


Dưới đây là 7 lời khuyên giúp bạn cân nhắc khi lựa chọn domain cho mình :
1. Tên domain cần ngắn gọn

Nói chung khi chọn tên domain, bạn nên chọn càng ngắn càng tốt. Tất nhiên những tên domain chỉ với một chữ như domain.com, chocolate.com có thể trị giá đến hàng triệu Dollars. Nhưng bạn cũng có thể chọn cho mình những domain nào càng ít từ càng tốt.

Ví dụ: Chocolate.com là lựa chọn hàng đầu, ourchocolate.com cũng được cho là domain hay ở thời điểm này. Ourbestchocolate.com cũng còn tạm chấp nhận nhưng ourbestchocolateonline.com thì chẳng có chút giá trị nào.

2. Dễ nhớ

Bạn thử hỏi mình xem bạn đã từng xài lựa chọn Bookmark cho một trang web mà bạn vô tình lướt qua và khá thích nội dung bao nhiều lần? chắc cũng không nhiều. Do vậy, người đọc cũng rất ít khi bookmark lại những trang mà họ vô tình lướt qua. Họ chỉ có thói quen nhớ mang máng. Cho nên hãy cố gắng sao cho domain của bạn càng dễ nhớ càng tốt.

Ví dụ: Nstgpn.com là một domain thoả mãn điều kiện ngắn, nhưng nó không hề dễ nhớ cho người dùng. (Nstgpn – Nguyệt San Thế Giới Phụ Nữ)

3. Dễ đánh vần

Với những domain thuần tiếng Việt thì bạn không phải lo đến vấn đề này. Nhưng những domain tiếng Anh như izwebz.com thì lại là việc khác. Bởi vì tiếng Anh đọc một kiểu nhưng khi viết lại là kiểu khác. Do vậy nên tránh những từ khó đọc, khó viết và dễ gây nhầm lẫn khi viết.

Ví dụ: ReduceCholesterol.com thì rất dễ gây nhầm lẫn khi viết, mà một khi đã nhầm thì rất có thể họ thay vì vào trang của bạn lại đi sang một trang khác.

4. .com là lựa chọn số một

Trên internet hiện giờ có rất nhiều loại domain và chúng thường có mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn phải chọn domain cho mình, tôi khuyên bạn nên chọn domain dạng .com nếu có thể. Nếu domain đó đã bị đăng ký rồi, thì bạn có thể thử những tên khác ví dụ ban đầu tôi định chọn domain cho trang web này là ezweb.com, nhưng trang đó đã bị đăng ký rồi nên tôi đổi thành izwebz.com. Nói chung bạn hãy thử hết những khả năng có thể để được domain dạng .com. Nếu bạn thực sự thích cái tên ban đầu và không muốn thay đổi, thì bạn hãy chọn những tên khác như .net, .info, .org v.v…

 

Vì sao vậy? lý do chính là thói quen. Hầu hết mọi người khi gõ địa chỉ trang web họ thường gõ tên trang rồi .com. Thậm chí những trình duyệt web phổ biến mặc định Shift-Enter là thêm vào .com ở đằng sau cụm từ bạn gõ. Chính vì thế tên miền dạng .com là rất phổ biến và trở nên thuận miệng khi nói và do đó nó cũng dễ nhớ hơn

5. Domain nên có ý nghĩa

Khi chọn tên cho domain, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng những từ mà bạn sẽ chọn sao cho khi đặt tên, những từ đó phải khơi gợi cho người đọc biết rằng trang web của bạn về cái gì mà chưa cần thiết phải vô trang. Ví dụ khi vô tình thấy banner quảng cáo của bạn trên một trang web khác có tên là DesdignTutorials.com và một banner khác cũng có chung nội dung với bạn những domain lại là PhilsDavid.com. Người ta sẽ dễ dàng chọn cái tên nào nghe qua đã biết nó về cái gì.

6. Tránh thêm số và dấu gạch ngang “-“ vào domain

Nên tránh domain dạng my-computer-stores.com. Những cái gạch giữa kia làm người ta rất ngại gõ vì nó không tiện tay. Nhưng quan trọng nhất là khi bạn muốn nói trang web này cho một người bạn khác, thì những dấu gạch giữa kia còn khó khăn hơn để nói và siêu khó để nhớ.

Bạn cũng nên tranh thêm số vào domain, cũng bởi vì lý do nó không thuân tay khi gõ và dễ gây hiểu lầm khi nói. Ví dụ trang pixel2life.com gõ cũng không thực sự thuận tay, mà đặc biệt khi nói, người nghe có thể nhầm thành pixeltolife.com. Chính vì vậy, bạn nên chọn một domain sao cho nó thuần là chữ và không nên quá dài.

7. Tránh những từ đã được đăng ký bản quyền

Tuy tôi nói điều này cuối cùng, nhưng nó cũng không kém phần quan trọng so với những điều trên. Bạn nên tránh sử dụng những từ đã được đăng ký bản quyền (r) hoặc (TM). Bởi vì sau này nếu trang web của bạn thành công và bạn muốn sử dụng tên trang web làm thương hiệu bạn sẽ gặp rắc rối to.

 

Ví dụ những từ như Photoshop, Illustrator, CorelDraw … đã được đăng ký bản quyền. Do vậy những trang web có chứa những từ này ở tên domain nếu tính về luật là vi phạm luật bản quyền về việc sử dụng tên thương hiệu đã được đăng ký mà không được sự đồng ý.

 

Trên đây là 7 điều bạn nên cân nhắc khi đặt tên cho trang web của mình. Tất nhiên sẽ có lúc bạn không thể thoả mãn tất cả những điều trên, nhưng bạn hãy cố gắng sao cho tên domain mà bạn sẽ chọn có càng nhiều những đặc điểm nêu ở trên càng tốt.

Đăng bởi 13 Tháng 10 2011 Danh mục Giới thiệu về tên miền

Giới thiệu về tên miền
Tên miền là gì? tên miền đơn giản là tên gọi của một chủ thể trực tuyến thể hiện cụ thể là một website. Là một tên gọi để định danh một sự vật, một tên dễ nhớ để gán cho một địa chỉ trênnternet, nó thay thế cho một dải những con số khó nhớ (gọi là Internet Protocol numbers), tên miền do con người đặt và cũng mang trong mình những mong muốn khác nhau của người đặt tên cho nó.

Tại sao phải đăng ký tên miền?
Khác với tên gọi bình thường của con người, khi chúng ta có thể đặt tên nhiều người giống nhau, thì tên miền đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành tài sản duy nhất vì không có cái thứ hai, xin nhắc lại là dù thế giới vô cùng rộng lớn, và hiện đã có hơn 100 triệu website, thì cũng không có hai tên miền giống nhau.
Và do tính chất toàn cầu của công nghệ internet, tên miền được mặc định là duy nhất để người ta có thể đi đến đúng website có tên miền mà người ta muốn đến, cho nên mỗi tên miền là duy nhất, và sự duy nhất đó đã làm cho tên miền trở nên vô cùng có giá trị trong công việc kinh doanh.

Phân loại tên miền
- Tên miền quốc tế có phần mở rộng (Việt Nam ta quen gọi là có phần đuôi) com, net, org, biz, info…
- Tên miền quốc gia (ví dụ Việt Nam có .vn) theo phân loại quốc tế, mỗi nước có tên miền quốc gia riêng. Ký hiệu này được quy định bởi Tổ chức Quản lý Tên miền Quốc tế (ICANN).
- Tên miền cấp 2 và 3 là sự chộn lẫn giữ tên miền quốc tế và tên miền quốc gia (ví dụ: .com.vn là một tên miền cấp 3).
- Hiện còn có thêm tên miền tiếng Việt, ví dụ tên miền
http://www.đăngkýtênmiền.com
Không có sự khác nhau giữa các đuôi tên miền khác nhau về chức năng cơ bản. Việc phân loại để chủ yếu làm chức năng phân loại giữa các loại website khác nhau. Như .com dùng cho các tổ chức kinh doanh thương mại, còn .edu cho các tổ chức giáo dục…

Ai quản lý tên miền?
Bạn là người quản lý, nhưng phải trả tiền hàng năm, vì theo pháp luật quy định thì tên miền là tài sản chung của quốc gia, bạn chỉ có thể thuê và dùng. Dù vậy nếu bạn duy trì chi phí thuê tên miền thì cũng không ai đòi của bạn.
Tên miền quốc tế và tên miền quốc gia cấp 1 do tổ chức Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN) quản lý chung. Tên miền quốc gia cấp thấp hơn do cơ quan quản lý tên miền của từng nước quản lý. Ở Việt Nam, cơ quan quản lý tên miền quốc gia là VNNIC.

Chọn tên miền phù hợp
Tên miền có thể có tối đa 63 ký tự gồm các số 0-9 và từ a-z và dấu gạch ngang. Bạn không thể có tên miền bắt đầu bằng dấu gạch ngang. Tất nhiên tên miền có thể có 2 ký tự nếu bạn chứng minh được lý do hợp pháp cho việc đăng ký tên miền như vậy.
Một vài lời khuyên hữu ích khi chọn tên miền
• Càng ngắn càng tốt
• Dễ nhớ
• Không gây nhầm lẫn
• Khó viết sai
• Tên miền phải liên quan đến tên hoặc lĩnh vực kinh doanh của Doanh nghiệp bạn.
• Tên miền phải được xây dựng dựa trên khách hàng mục tiêu.
Tên miền là tài sản cá nhân, tài sản công ty hoặc tài sản chung của quốc gia. Như đã trình bày ở trên, tên miền là độc nhất và vô cùng giá trị, vì thế bạn phải suy nghĩ kỹ trước khi chọn mua tên miền phù hợp nhất cho mục đích sử dụng. Không những vậy, việc mua tên miền cũng đòi hỏi rất nhiều đầu tư về trí tuệ để có thể dự đoán hướng phát triển kinh doanh và mua trước tên miền để không làm hỏng việc kinh doanh.

»»» Displaying items by tag: tên miền